Thi công sân cầu lông đạt tiêu chuẩn BWF

Những người đang quan tâm đến bộ môn cầu lông hoặc muốn đầu tư một sân cầu lông chuyên nghiệp, chắc chắn sẽ không khỏi thắc mắc quy trình thi công sân cầu lông tiêu chuẩn gồm những bước nào? Và có những điều gì cần lưu ý trong quá trình thi công. Tất cả sẽ có trong bài viết ngày hôm nay.

Kích thước chuẩn quốc tế của một sân cầu lông

kich-thuoc-san-cau-long-theo-tieu-chuan-quoc-te
Kích thước sân cầu lông theo tiêu chuẩn quốc tế

Trước khi tìm hiểu về quy trình thi công sân cầu lông bạn cần phải nắm rõ được kích thước, diện tích theo quy định để thiết kế đúng và đạt chuẩn nhất nhé.

Kích thước sân cầu lông đôi trong thi đấu

  • Chiều dài của sân cầu lông là 13,4m được phân thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần 6,7m.
  • Chiều rộng của sân cầu lông là 6,1m
  • Độ dài đường chéo trên sân cầu lông là: 14,7m

Kích thước sân cầu lông đơn trong thi đấu

Với loại sân cầu lông đơn, chiều rộng của sân sẽ giảm đi và đường dịch vụ phía sau trở thành đường sau.

  • Chiều dài của sân cầu lông là 13,4m.
  • Chiều rộng của sân cầu lông là 5,18m.
  • Độ dài đường chéo sân cầu lông là 14,3m.

Mặt sân cầu lông cần có những yêu cầu kỹ thuật nào?

Bề mặt sân cầu lông

Bề mặt sân cầu lông được kết thành từ các loại vật liệu khác nhau như: Sàn sân cầu lông dành cho thể thao đa năng, sân được làm bằng nhựa cao su tổng hợp hay được làm bằng gỗ.

Bề mặt nền xi măng có yêu cầu độ dày 10cm, mạc bê tông tối thiểu 200Mpa, bề mặt phải bằng phẳng, nhẵn mịn, không được gồ ghề hay có khuyết điểm.

Độ dốc của sân cầu lông phải tối thiểu 0.83% và tối đa là 1%. Bề mặt sân cầu lông không được có các vết nước đọng vũng 1 – 1,2mm.

Với sân cầu lông ngoài trời, nền sân là yếu tố rất quan trọng nên khi thi công chúng ta chỉ cần lên cấp phối đá và cát trung bình khoảng từ 25cm – 30cm. Ngược lại, nếu nền móng yếu thì cần phải đóng cọc bê tông và cao độ sẽ thay đổi tùy theo hiện trạng.

Đường kẻ line phải là 40mm, có thể vẽ bằng phấn hoặc bất kỳ loại bột nào.

Ngoài ra, cũng nên hạn chế các khe co giãn nhiệt với nền sân cầu lông. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và khâu xử lý khi sơn cầu lông sau này.

be-mat-san-cau-long-dat-yeu-cau
Bề mặt sân cầu lông đạt yêu cầu

Lưới thi đấu dành cho sân cầu lông

Lưới dành cho sân cầu lông được làm bằng nhựa Vinyl, Nylon Polyetylen có độ bền rất cao.

Lưới có chiều cao chuẩn là 1.52m tính từ tâm của sân và 1.55m tính ở các đầu cực. Độ dày của lưới thông thường từ 15 – 20mm.

Lưới thi đấu cần phải chắc chắn, chịu đựng được thời tiết mưa gió khi thi công ngoài trời.

Hệ thống lưới có thể tùy chỉnh độ cao cho phù hợp. Nên lựa chọn loại lưới có màu tối để lắp đặt cho sân cầu lông.

Hệ thống chiếu sáng trên sân cầu lông

Sân cầu lông vào ban đêm nên được bố trí các loại đèn pha LED khoảng 400W.

Chiều cao của cột đèn LED khoảng 8m – 9m.

Bộ đèn pha LED sẽ tạo ra ánh sáng rõ ràng, không gây chói, không làm ảnh hưởng đến các vận động viên khi thi đấu.

Quy trình thi công sân cầu lông ngoài trời đạt tiêu chuẩn theo quy định

Trước khi thi công sân cầu lông cần phải làm sạch bề mặt sân bằng máy hút bụi hoặc các máy phun nước có áp lực cao. Sử dụng các loại máy mài chuyên dụng để loại bỏ các khuyết điểm, rong rêu, vết nứt trên bề mặt sân cầu lông.

Sau đây là các bước thi công sân cầu lông chuyên nghiệp, nhanh chóng nhất:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt cần thi công sân cầu lông

chuan-bi-be-mat-truoc-thi-cong-san-cau-long
Chuẩn bị bề mặt trước thi công sân cầu lông
  • Bề mặt sân cầu lông phải được làm phẳng, mịn, không còn các khuyết điểm như lồi lõm, rạn nứt.
  • Đảm bảo bề mặt phải làm sạch các bụi bẩn, rong rêu, dầu mỡ và các tạp chất khác. Bạn có thể sử dụng các thiết bị chuyên dụng để loại bỏ các vết rêu mốc, các lớp sơn và lớp vôi cũ này.
  • Bề mặt bê tông cần đảm bảo chắc chắn, dày từ 10 – 15cm
  • Đối với các bề mặt bê tông mới phải để bề mặt khô hoàn toàn trong 15 ngày mới có thể tiếp tục thi công.

Bước 2: Phủ lớp chống thấm cho sân cầu lông

Lớp đầu tiên trên bề mặt sân cầu lông là lớp chống thấm, có tác dụng chống thấm cho mặt sân đảm bảo được độ bền cho sân.

Khi thi công sân cầu lông, phủ lớp chống thấm này sẽ có khả năng chống chịu được nước và bám tốt trên bề mặt sân. Tùy vào thông số về độ ẩm của sân cầu lông mà kỹ thuật viên sẽ áp dụng 1 hay 2 lớp chống thấm cho sân.

Bước 3: Sơn lớp lót cho sân cầu lông

thi-cong-son-lop-lot-cho-san-cau-long
Thi công sơn lớp lót cho sân cầu lông

Đây là một trong những bước quan trọng, vì lớp sơn lót này là lớp trung gian tạo tính liên kết giữa lớp phủ chống thấm và những lớp sơn còn lại của sân.

Bước 4: Thi công lớp đệm cho sân

Sân cầu lông có thể thi công từ 2 đến 3 lớp đệm đen giảm chấn. Mỗi lớp sơn sau khi thi công nên mài xử lý và kiểm tra tính động vũng. Lưu ý bề mặt bị động vũng phải xử lý hoàn toàn.

Tính năng của lớp đệm đen giúp tăng tính đàn hồi cho sân cầu lông, giúp cho các vận động viên di chuyển dễ dàng và giảm các chấn thương khi tham gia thi đấu.

Bước 5: Thi công lớp sơn phủ màu hoàn thiện

thi-cong-lop-son-phu-mau
Thi công lớp sơn phủ màu hoàn thiện

Sơn phủ màu là lớp sơn cuối cùng của sân, cần có tính ma sát cao và phải có tính thẩm mỹ cao.

Thi công 2 – 3 lớp sơn dành cho mặt sân cầu lông pha thêm cát thạch anh mịn chuyên dụng, giúp tăng tính ma sát cho sân cầu lông.

Bước này rất quan trọng vì thế thợ phải có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực để gạt lớp sơn được mịn và bằng phẳng nhất.

Bước 6: Thi công kẻ vạch line cho sân cầu lông

thi-cong-ke-vach-line-cho-san-cau-long-ngoai-troi
Thi công kẻ vạch line cho sân cầu lông ngoài trời

Đường line của của sân cầu lông thường có màu trắng hoặc vàng giúp tăng khả năng quan sát của các vận động viên. Các đường line được đánh dấu theo bảng vẽ bằng các băng dính giấy 1 mặt. Sau đó sẽ tiến hành thi công sơn theo các đường đã cố định. Đợi sơn khô sẽ tháo băng dính và tiến hành kiểm tra, vệ sinh bề mặt có thể bàn giao cho các nhà chủ đầu tư.

Bề mặt sân cầu lông rất quan trọng đối với người chơi, cần tính thẩm mỹ, sự an toàn, độ tỉ mỉ và chính xác ở từng bước thi công để có thể tạo được một sân cầu lông hoàn hảo.

Một số điều cần lưu ý khi thi công sân cầu lông ngoài trời

Để thi công sân cầu lông ngoài trời đúng chuẩn BWF cần lưu ý đến một số điều như sau:

  • Thi công sân cầu lông theo hướng Bắc – Nam. Đây là hướng sân đảm bảo người chơi không bị ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào mắt, làm mất tầm nhìn của người chơi, ảnh hưởng đến khả năng khi đấu.
  • Đường biên của sân cầu lông phải dễ dàng phân biệt bằng màu trắng và màu vàng.
  • Cột lưới sân cầu lông cần đứng thẳng và chắc chắn khi căng lưới. Cột lưới phải được đặt ngay trên đường biên. Tuyệt đối không đặt các phụ kiện của lưới vào trong sân.
  • Nên chọn lưới sân có màu đậm, có độ dày đều nhau, kích thước mắt lưới từ 15 – 20mm.
  • Phần viền lưới sân cầu lông được cặp bằng nẹp trắng nằm phủ đôi lên dây lưới hoặc dây cáp chạy xuyên qua nẹp. Nẹp lưới phải nằm phủ lên dây lưới hoặc dây cáp lưới.
  • Không có khoảng trống nào giữa lưới và hai cột lưới.

Chí Hào Sport – Đơn vị chuyên thi công sân cầu lông uy tín, giá rẻ

Trên đây, Chí Hào Sport vừa chia sẻ đến quý bạn đọc về toàn bộ quy trình thi công sân cầu lông ngoài trời chi tiết nhất. Với những thông tin hữu ích trên, chúng tôi hy vọng bạn có thể thi công được sân cầu lông đúng kỹ thuật và đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.

Chí Hào Sport tự tin là một đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thi công sân cầu lông uy tín, chuyên nghiệp. Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công và sửa chữa sân cầu lông. Với đội ngũ nhân viên có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm với trình độ chuyên môn tốt. Chúng tôi có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho việc thi công. Đảm bảo quý khách sẽ hài lòng khi sử dụng dịch vụ thi công sân cầu lông của chúng tôi.

Vui lòng liên hệ Hotline: 0818 21 22 26 để được hỗ trợ tư vấn và báo giá.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *