Thi công đường chạy điền kinh đạt chuẩn quốc tế thi đấu

Sân điền kinh khá phổ biến với các chất liệu khác nhau được thi công ở nhiều nơi như trường học, sân vận động, công viên,… Ở bài viết sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn về thi công đường chạy điền kinh đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc tế, yêu cầu về bề mặt sân và đơn vị thi công đường chạy điền kinh chuyên nghiệp.

thi-cong-duong-chay-dien-kinh
Thiết kế và thi công đường chạy điền kinh tiêu chuẩn

Thi công đường chạy điền kinh bằng các loại thảm chuyên dụng

Sau đây là 4 loại thảm chuyên dụng để thi công đường chạy điền kinh

Sử dụng thảm Spray Coat System

Đây là loại thảm thường được sử dụng cho những dự án với mức kinh phí thấp, có tuổi thọ khoảng 5 năm

tham-spray-coat-system
Thảm Spray Coat System dùng trong thi công sân chạy điền kinh

Sử dụng thảm sandwich System

Đây là loại thảm thường được sử dụng cho các dự án thi công sân chạy điền kinh có mức kinh phí tầm trung, có tuổi thọ khoảng 7 năm

Sử dụng thảm Traditional System

Đây là loại thảm thường được dùng cho các dự án thi công sân chạy điền kinh có kinh phí cao, có tuổi thọ khoảng 10 năm

Thảm Prefabricated System

Đây là loại thảm tấm được đúc sẵn có dạng cuộn, sử dụng cho những dự án thi công sân chạy điền kinh có kinh phí cao, tuổi thọ khoảng 10 năm. Tuy nhiên loại thảm này ít dùng cho khu vực Đông Nam Á do không phù hợp với điều kiện thời tiết

Tuy nhiên thảm Prefabricated ít sử dụng ở Việt Nam, do thời tiết nóng cao và độ ẩm cao dẫn đến hiện tượng co ngót, tạo ra trên đường chạy các vết nứt ở vị trí ghép nối giữa các tấm thảm đúc sẵn, dẫn đến làm hỏng lớp keo chống thấm tạo hiện tượng bong tróc bề mặt sân chạy.

Thi công đường chạy điền kinh tiêu chuẩn

Thi công đường chạy điền kinh gồm các bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi thi công đường chạy điền kinh

Cần xử lý bề mặt trước khi thi công, làm sạch sẽ những loại rác, bụi bẩn trước khi thi công để quá trình thi công đường chạy điền kinh diễn ra tốt hơn.

Tuỳ vào yêu cầu của chủ đầu tư mà tiến hành chọn màu sơn cho phù hợp nhất. Kiểm tra và thông báo lại các thông số kỹ thuật của sân trước khi thi công.

Bước 2: Cần chuẩn bị bề mặt nền trước khi thi công đường chạy điền kinh

Sau khi đã khắc phục các thông số kỹ thuật. Chúng ta sẽ tiến hành xử lý bề mặt nền của đường chạy.

  • Loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn 1 lần nữa
  • Kiểm tra vết nứt, vết lõm và khắc phục chúng
  • Kiểm tra một lần nữa để chắc chắn rằng bề mặt đã hoàn toàn sạch, không có vết lõm trước khi thi công

Tiến hành trải một lớp đá base hoặc loại đá có kích thước 2×4 và có độ dày 10cm – 15cm, san ủi chúng và đổ bê tông hoặc thảm asphalt để tạo độ dốc theo bản thiết kế.

Bước 3: Quy trình thi công đường chạy điền kinh chính

  • Sau khi xử lý bề mặt, ta tiền hành thi công các lớp sơn cho bề mặt. Lăn một lớp sơn chống thấm chuyên dụng để tạo khả năng chống thấm cho đường chạy.
  • Thi công 1 đến 2 lớp sơn lót cho đường chạy sân điền kinh, đây là lớp trung gian giữa mặt đường nhựa và những lớp sơn còn lại.
  • Gạt liên tiếp 2 lớp đệm đen giảm chấn thương lên bề mặt tạo độ đàn hồi cho sân.
  • Sơn đêm khô lại sẽ tiến hành thi công sơn phủ màu thứ nhất dành riêng cho đường pitch. Gạt 2 – 3 lớp sơn phủ màu tùy theo độ dày của đường chạy sân điền kinh.
  • Xác định vị trí và đánh dấu bằng cách dán băng keo cố định đường line. Phải xác định vị trí một cách chuyên nghiệp và chính xác nhất theo quy định của môn thi đấu. Sử dụng máy phun sơn kẻ vạch cho đường pitch, đường kẻ vạch thường là hai màu trắng hoặc vàng. Quá trình thi công phải cẩn thận và tỉ mỉ để tránh sơn bị loang ra ngoài sân. Đợi sau khi khô thì loại bỏ đi lớp băng keo.

Thi công bề mặt đường chạy điền kinh đạt chuẩn

Cấu tạo bề mặt thi công đường chạy điền kinh cơ bản: Đường chạy sân điền kinh có cấu tạo bề mặt 4 lớp với độ dày từ 5mm – 10mm, cụ thể:

  • Lớp 1: Lớp keo dính bề mặt Primer (Lăn 1 lần bằng rulo)
  • Lớp 2: Lớp hạt cao su SBR và keo PU Binder với độ dày 5mm – 10mm (Cán 1 lần bằng máy chuyên dụng)
  • Lớp 3: Lớp bột màu, hạt màu và keo PU (Phun 1 lần bằng máy chuyên dụng)
  • Lớp 4: Kẻ vạch line
ve-line-san-chuan-quoc-te
Vẽ line đường chạy điền kinh theo chuẩn quốc tế

Thi công đường chạy điền kinh cần kỹ thuật cao

Thi công đường chạy điền kinh rất khó, đòi hỏi những kỹ thuật tốt nhất. Sau đây là những yêu tố ảnh hưởng đến quá trình thi công đường chạy điền kinh:

Bề mặt nền Asphalt hoặc bê tông: Bề mặt nền cần có độ dốc để thoát nước, khả năng bám dính của keo, độ phẳng cần đảm bảo để lớp thảm cao su được dày

Độ dày lớp thảm cao su: Độ dày thảm cao su ảnh hưởng rất lớn đến mức độ chấn thương của vận động viên và tuổi thọ của dự án

Tỷ lệ cấp phối các vật liệu: Thông thường các Nhà sản xuất đến từ châu Âu rất coi trọng vấn đề này trước khi cung cấp cho các nhà thầu thi công. Tỷ lệ này quyết định độ bền của dự án thi công

Kinh nghiệm của nhà thầu thi công công trình: Đây là yếu tố rất quan trọng, nó liên quan đến tuổi thọ của dự án, mức độ chấn thương của vận động viên, họ tính toán được khả năng kết dính và đảm bảo độ đồng đều của thảm cao su.

Kích thước sân điền kinh và đường chạy sân điền kinh

kich-thuoc-duong-chay-san-duong-kinh
Kích thước đường chạy sân điền kinh đạt chuẩn.

Kích thước đường băng tiêu chuẩn

Các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến kích thước của đường băng tiêu chuẩn, cụ thể như:

  • Nếu thực hiện đúng theo quy định và nguyên tắc của IAAF thì đường băng tiêu chuẩn cần phải có chiều dài chính xác là 400m. Chiều dài này thường được tính cho toàn bộ chiều dài của vòng trong.
  • Ngoài ra bán kính của đường cong phải tuân thủ tiêu chuẩn đó là 36m. Cách tính chu vi của đường cong này theo bán kính như sau: “2πr = 2 * 3.14 * 36 = 226 mét”.
  • Từ những kết quả đó, chủ đầu tư có thể dễ dàng tính chiều dài của đường thẳng bằng cách lấy 400 mét tiêu chuẩn và 226 mét chia cho 2 đường cong. Kết quả cuối cùng sẽ là bằng 86m.

Theo độ dài của rãnh thẳng, chu vi của mỗi rãnh có thể được tính và tính như sau:

  • Kênh đầu tiên 87 × 2 + 2 × 3.14 × (36 + 1.2 × 0) = 400
  • Kênh thứ hai 87 × 2 + 3. × 3.14 × (36 + 1.2 × 1) ≈ 408
  • Kênh thứ ba 87 × 2 + 2 × 3.14 × (36 + 1,2 × 2) = 415
  • Kênh thứ tư 87 × 2 + 2 × 3,14 × (36 + 1,2 × 3) ≈ 423
  • Kênh thứ năm 87 × 2 + 2 × 3,14 × (36 + 1,2 × 4) = 430m
  • Đường thứ sáu 87 × 2+ 2 × 3.14 × (36 + 1.2 × 5) ≈ 438m
  • Đường thứ bảy 87 × 2+ 2 × 3.14 × (36 + 1.2 × 6) ≈ 445m
  • Đường thứ tám 87 × 2 + 2 × 3,14 × (36 + 1,2 × 7) ≈453m

Kích thước thi công đường chạy điền kinh phải được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế thi đấu IAAF, kích thước của các vạch kẻ đường chạy điền kinh có các tiêu chuẩn riêng. Vì vậy mới có thể thi công đường chạy điền kinh an toàn và đảm bảo về cả chất lượng lẫn giá thành.

Kích thước thông số kỹ thuật khác của thi công đường chạy điền kinh

Một thông số khác chúng ta cần phải chú ý đó chính là vùng an toàn ở hai bên đường băng. Vùng này phải có chiều dài tối thiểu là 1m, vùng đầu tối thiểu là 3m. Và vùng nước rút sau vùng đệm ngắn nhất đó là 17m.

Những câu hỏi mà khách hàng thường thắc mắc

Đường chạy điền kinh là gì?

Đường chạy điền kinh còn gọi là đường chạy pitch, đây là nơi thi đấu của bộ môn điền kinh, công trình dùng với mục đích phục vụ học tập, luyện tập, thi đấu các môn thể dục thể thao liên quan đến điền kinh

Có mấy phương pháp thi công sân đường kinh?

Có 4 phương pháp thi công sân đường kinh:

Phương pháp cán phủ bề mặt đường chạy (Spray Coat System)

Phương pháp trải bề mặt truyền thống (Traditional)

Phương pháp cán phủ bề mặt (Sandwich)

Phương pháp hệ thống tấm dán đúc sẵn (Prefabricated)

Loại thảm nào dùng trong thi công đường chạy điền kinh được sử dụng nhiều nhất?

Thảm Spray Coat System là loại thảm được sử dụng nhiều nhất. Đây là loại thảm thường được sử dụng cho những dự án với mức kinh phí thấp, có tuổi thọ khoảng 5 năm